• Welcome to your new Gnomio site

    Now, you are in control!

    Moodle is an open-source Learning Management System (LMS) that provides educators with the tools and features to create and manage online courses. It allows educators to organize course materials, create quizzes and assignments, host discussion forums, and track student progress. Moodle is highly flexible and can be customized to meet the specific needs of different institutions and learning environments.

    Moodle supports both synchronous and asynchronous learning environments, enabling educators to host live webinars, video conferences, and chat sessions, as well as providing a variety of tools that support self-paced learning, including videos, interactive quizzes, and discussion forums. The platform also integrates with other tools and systems, such as Google Apps and plagiarism detection software, to provide a seamless learning experience.

    Moodle is widely used in educational institutions, including universities, K-12 schools, and corporate training programs. It is well-suited to online and blended learning environments and distance education programs. Additionally, Moodle's accessibility features make it a popular choice for learners with disabilities, ensuring that courses are inclusive and accessible to all learners.

    The Moodle community is an active group of users, developers, and educators who contribute to the platform's development and improvement. The community provides support, resources, and documentation for users, as well as a forum for sharing ideas and best practices. Moodle releases regular updates and improvements, ensuring that the platform remains up-to-date with the latest technologies and best practices.

    Links of interest:

    (You can edit or remove this text)

Available courses

Chương trình chi tiết giáo dục đại học ngành Giáo dục tiểu học được xây dựng trên cơ sở chương trình khung đào tạo năng lực sư phạm cho sinh viên của trường Đại học sư phạm ban hành theo quyết định số 4063 ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Chương trình gồm 135 tín chỉ, được chia làm hai khối:

1) Khối kiến thức chung cho các ngành đào tạo trình độ đại học gồm các học phần khoa học lí luận Mác – Lê nin, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng.

2) Khối kiến thức và kĩ năng chuyên ngành gồm các học phần kiến thức cơ sở, các học phần phương pháp dạy học và tổ chức hoạt động giáo dục, các học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và khóa luận (hoặc tương đương).

Trong khối kiến thức và kĩ năng chuyên ngành có những học phần tương đương với một số học phần trong các nhóm ngành gần, điều này tạo điều kiện cho sinh viên khoa Giáo dục tiểu học và các khoa khác có cơ hội phát triển nghề nghiệp một cách phù hợp. Các học phần tự chọn đem đến cho sinh viên cơ hội cập nhật kiến thức và kĩ năng chuyên môn, tạo điều kiện cho các em có thể trở thành các chuyên gia trong công tác giảng dạy sau khi ra trường hoặc khi học tiếp lên các trình độ cao hơn.

Chương trình dành nhiều sự quan tâm cho các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm với 50 % thời lượng ở trường đại học, 50 % thời lượng ở trường tiểu học. Nhờ được thực hành nghề thường xuyên nên sau khi ra trường sinh viên tiếp cận nhanh, thích ứng nhanh với thực tiễn tiểu học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung trong đó có giáo dục tiểu học.

Chương trình đào tạo năng lực sư phạm cho sinh viên khoa Giáo dục Tiểu được xây dựng theo phương châm Tầm đại học - Hướng tiểu học đảm bảo tính khoa học, chú trọng thực hành, có tính linh hoạt và luôn cập nhật cái mới nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có năng lực nghiệp vụ chuyên sâu và có cơ hội làm việc, cơ hội phát triển tốt nhất sau khi tốt nghiệp.

I. Mục đích ban hành chương trình bồi dưỡng

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở (THCS), giáo viên trung học phổ thông (THPT) là căn cứ để các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT theo quy định.

II. Đối tượng áp dụng

1. Những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp THCS, cấp THPT có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT.

2. Các tổ chức và cá nhân liên quan có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

III. Mục tiêu chương trình bồi dưỡng

1. Mục tiêu chung

Sau khi hoàn thành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT, người học có những phẩm chất và năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học, giáo dục ở trường THCS/THPT.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1.1. Về phẩm chất nhà giáo

Tôn trọng, tin tưởng vào khả năng học tập và sự thay đổi tích cực của học sinh; sẵn sàng hỗ trợ học sinh trong học tập; cam kết nuôi dưỡng và phát huy tiềm năng của từng học sinh, sẵn sàng tư vấn học sinh về tâm lý học đường, phương pháp học tập tích cực và về lựa chọn, phát triển nghề nghiệp; yêu nghề, tận tâm với nghề; tin tưởng và tự hào về nghề dạy học; ý thức được sự cần thiết của việc tự học, tự nghiên cứu suốt đời đối với nhà giáo.

2.1.2. Về năng lực giáo dục

Thực hiện được các nhiệm vụ giáo dục đáp ứng các yêu cầu của trường phổ thông; thực hiện được công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức được hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh; biết cách phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

2.1.3. Về năng lực dạy học

Vận dụng được tri thức khoa học chuyên ngành để triển khai dạy học các nội dung của chương trình môn học cấp THCS/THPT; xây dựng được kế hoạch dạy học môn học cấp THCS/THPT đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; xây dựng được kế hoạch bài học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh THCS/THPT và môi trường giáo dục; tổ chức được hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT; đánh giá được quá trình và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT; xây dựng và quản lý được hồ sơ dạy học; ứng dụng được công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học và quản lý học sinh.

2.1.4. Về năng lực định hướng sự phát triển học sinh

Tìm hiểu được đối tượng giáo dục; có khả năng tư vấn, tham vấn giáo dục, hỗ trợ học sinh phát triển cá nhân.

2.1.5. Về năng lực hoạt động xã hội

Thực hiện nghiêm túc những quy định về văn hóa ứng xử và về trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường; tham gia có hiệu quả các hoạt động cộng đồng gắn với giáo dục; hướng dẫn được học sinh tham gia hoạt động cộng đồng gắn với giáo dục.

2.1.6. Về năng lực phát triển nghề nghiệp

Nhận thức đúng về phát triển nghề nghiệp của bản thân; tham gia có hiệu quả hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; xây dựng được đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể trong thực tiễn giáo dục; xây dựng được kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bản thân.